Trong mấy tuần gần đây xuất hiện rất nhiều trường hợp bị bọ xít hút máu người đốt, khiến da sưng tấy, nổi mẩn đổ, ngứa ngáy nghiêm trọng, thậm chí không ít trường hợp phải đi cấp cứu. Bọ xít hút máu là loài gì mà nguy hiểm vậy? Làm thế nào để phòng tránh và diệt trừ chúng? Hãy cùng Termi tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng tránh sinh vật nguy hiểm này.
1. Bọ xít hút máu người là con gì?
Bọ xít hút máu người là loài côn trùng thuộc họ Reduviidae. Thuộc họ này đa phần là các loài có ích, hoặc ít ra không gây nguy hiểm gì cho con người. Tuy nhiên, ngoài số đó ra, họ Reduviidae còn có một số loài bọ xít hút máu với kim chích dài ba đốt có sức đâm cực mạnh.
Đặc điểm nhận dạng bọ xít hút máu là:
- Ở ngực trước của các loài bọ xít hút máu này thường có rãnh lõm để nạp vòi, còn có cả nọc độc để khiến con mồi tê liệt.
- Về kích thước, bọ xít hút máu dài từ khoảng 1 cm cho tới 3,5 cm, thay đổi tùy theo giai đoạn trưởng thành.
- Chúng có phần bụng rộng nhưng dẹp. Phần đầu, phần thân và các phần phụ khác khá nhẵn phẳng hoặc có phủ lông ngắn.
- Có sọc màu vàng, cam ở rìa thân. Thân mình thường có màu nâu đặc trưng, chứ không nhiều màu sắc như các loại bọ xít khác.
- Thường đẻ trứng trên thành giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có chiều dài khoảng 1-1,5 mm và có màu trắng ngà.
2. Bọ xít hút máu người nguy hiểm ra sao?
Theo GS. TS. Trương Xuân Lam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, những nơi bọ xít hút máu thường tấn công nhất là tay, chân, vai gáy và lưng.
Khi bị bọ xít hút máu tấn công, da sẽ nổi vết đốt màu đỏ, lớn hơn vết muỗi đốt, thậm chí có thể sưng to như quả ổi, cực kỳ ngứa ngáy. Thi thoảng vết đốt lại có màu sẫm tối, các vết đốt trong vùng bị đốt sẽ nối liền với nhau thành dải.
Nhiều người sẽ tự hỏi vết đốt sau một vài ngày. Tuy nhiên với những người mẫn cảm, vết đốt có thể sưng tấy, phù nề diện rộng, gây sốt, mưng mủ, thậm chí cần phải cấp cứu. Thậm chí nặng nề hơn, một số người đã bị sốc phản vệ hoặc trụy tim vì bị bọ xít đốt, nhưng rất may trường hợp này hiếm gặp.
Theo thông kê của Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung Ương trên 154 người bị bọ xít hút máu đốt, thì 99,35% người bị đốt thấy vết đốt sưng to, ngứa ngáy; 4,54% người bị sốt, chỉ kéo dài cùng lắm vài ngày; và 1 trường hợp (0,65%) bị nhiễm trùng da cục bộ do gãi vết đốt.
3. Làm thế nào để phòng tránh bọ xít hút máu người
3.1. Cách chủ động phòng tránh
Theo các chuyên gia ngành côn trùng học, bọ xít hút máu người hoạt động mạnh trong mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 8. Chúng thường làm ổ tại những nơi chứa gỗ, vật liệu làm nhà… Vì thế trong khoảng thời gian này, mọi người nên chủ động tìm kiếm, dọn dẹp những nơi tiềm năng trở thành chỗ trú ngụ của bọ xít hút máu.
- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh nơi ăn ngủ, sinh hoạt. Trong nhà nên kê ít đồ đạc, dọn dẹp gọn gàng hoặc loại bỏ những vật dụng không cần thiết.
- Thường xuyên quét dọn gầm giường, khe giường, phơi chăn đệm kể cả mùa lạnh lẫn mùa nóng.
- Dọn dẹp, di dời những nơi chứa gỗ mục, vật dụng gỗ cũ hỏng để tránh biến thành nơi làm tổ cho bọ xít.
- Buổi tối đi ngủ nên mắc màn để đề phòng bọ xít xâm nhập.
3.2. Cách tiêu diệt bọ xít hút máu
Khi phát hiện có bọ xít hút máu trong nhà, nên xử lý bằng các biện pháp thủ công hơn là dùng hóa chất.
- Ban đêm dùng đèn pin nhỏ soi các khe kẽ quanh giường (thang giường, giát giường, mặt sau của đệm..). Nếu phát hiện thấy bọ xít, hãy đeo gang tay hoặc kẹp nhíp bắt bọ xít rồi giết đi. Tuyệt đối không chạm vào bỏ xít bằng tay trần. Dùng chổi quét sơn để quét trứng bọ xít nếu phát hiện ra. Tốt nhất nên tiêu diệt bọ xít hút máu và trứng của chúng bằng lửa.
- Loài sinh vật này thường xuất hiện trên giàn cây bầu, cây bí. Cho nên nếu nhà bạn có trồng những cây này, hãy chú ý cẩn thận.
- Nếu phát hiện một cá thể bọ xít hút máu người trong nhà, khả năng rất cao là còn có nhiều còn khác đâu đó. Cần phải tìm kĩ khắp nhà.
- Nếu phát hiện ổ bọ xít hút máu lớn (nhiều hơn 30 cá thể), nên thông báo cho cơ quan chức năng hoặc cơ quan y tế địa phương để xử lý an toàn nhất.
Theo Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung Ương, các loại thuốc muỗi, thuốc diệt côn trùng nhìn chung ít có tác dụng tiêu diệt bọ xít hút máu người vì loài này thường sống ở khe kẽ, thuốc rất khó tác động. Ngoài ra loài bọ xít này có tính kháng thuốc khá cao.
4. Xử lý vết cắn của bọ xít hút máu người
PGS.TS Nguyễn Văn Châu, khoa Côn trùng, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TW cho biết người dân không nên quá lo lắng khi bị bọ xít hút máu đốt, nếu được xử lý kịp thời, vết đốt thường sẽ tự khỏi sau vài ngày.
- Khi bị bọ xít hút máu người đốt, cần bình tĩnh và ngay lập tức rửa vết đốt bằng xà phòng.
- Không gãi vết đốt để tránh làm rách da, viêm nhiễm.
- Sử dụng kem chống côn trùng bôi lên vết đốt để trung hòa lượng axit, giảm ngứa ngáy. Có thể bôi lên vết đốt bằng vôi hoặc kem đánh răng. Thông thường sau vài ngày vết đốt sẽ khỏi
- Đến ngay cơ sở y tế để được khám và nhận hướng dẫn điều trị đúng cách nếu da sưng phồng da kèm theo nổi mẩn toàn thân, khó thở, mệt mỏi.
- Tuyệt đối không dùng tay không đánh chết bọ xít đang đậu trên da
5. Tổng kết
Bọ xít hút máu là loài sinh vật rất nguy hiểm, cần hết sức chú ý phòng tránh và tiêu diệt khẩn cấp. Bọ xít hút máu thường xuất hiện quanh giường ngủ, dưới chăn nệm, cần chủ động tìm kiếm và loại trừ để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Để nhận tư vấn miễn phí về cách kiểm soát côn trùng và sinh vật hại tại nhà, hãy liên hệ ngay cho Termi Việt Nam theo hotline 02466 888 198 hoặc để lại thông tin tại đây.